Chia sẻ sự khác biệt giữa Marketing dịch vụ và Marketing hàng hóa

Luận Văn Việt Group chuyên viết thuê luận văn bao nhiêu tiền xin chia sẻ bài viết về sự khác biệt giữa Marketing dịch vụ và Marketing hàng hóa.\
Sự khác biệt giữa Marketing dịch vụ và Marketing hàng hóaSự khác biệt giữa Marketing dịch vụ và Marketing hàng hóa

Sự khác biệt giữa Marketing dịch vụ và Marketing hàng hóa

Marketing cho các ngành dịch vụ được phát triển trên cơ sở thừa kế những kết quả của Marketing hàng hóa. Tuy nhiên, hệ thống Marketing Mix cho hàng hoá tỏ ra không phù hợp hoàn toàn với những đặc điểm của dịch vụ. Do vậy, hệ thống Marketing – Mix 4P cần phải được thay đổi nội dung cho phù hợp với các đặc thù của dịch vụ.
Ngoài ra, còn phải bổ sung thêm 3 thành tố, 3P nữa để tạo thành Marketing Mix 7P cho Marketing dịch vụ. Đó là:

1. Con người

Đối với hầu hết các ngành dịch vụ thì con người (People) là yếu tố quyết định, đặc biệt là
những nhân viên tuyến đầu hàng ngày hàng giờ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Họ vừa là
người tham gia vào quá trình tạo ra dịch vụ, vừa là người bán hàng. Hành vi, cử chỉ, lời nói,
trang phục của họ… đều ảnh hưởng lớn đến tâm lý khách hàng.
Kiến thức, kỹ năng, thái độ của họ ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. Do vậy, yếu tố con người, quản lý con người phải chú trọng đặc biệt.
Con người ở đây còn là phía khách hàng tiếp nhận dịch vụ. Sự tham gia của khách hàng
vào quá trình cung cấp dịch vụ, mối quan hệ giữa khách hàng với nhau cũng được quan tâm trong Marketing dịch vụ.

2. Sử dụng các yếu tố hữu hình

Do dịch vụ có nhược điểm lớn là vô hình, cho nên cần phải chú trọng tới các yếu tố hữu
hình (Physical Evidence) thay thế nhằm tác động tích cực tới tâm lý khách hàng, giúp cho họ hiểu biết và tin tưởng vào DV. Đó là các yếu tố hữu hình tại nơi giao dịch, các sản phẩm kèm theo, con người, thiết bị, phương tiện, quảng cáo bằng hình ảnh…

3. Quá trình

Đối với các ngành dịch vụ, quá trình (Process) cung cấp và tiêu thụ dịch vụ xảy ra đồng thời,
và trong nhiều loại dịch vụ, khách hàng tham gia vào quá trình tạo ra dịch vụ. Khách hàng không chỉ quan tâm đến kết quả của dịch vụ, mà còn quan tâm đến quá trình cung cấp dịch vụ, vì quá trình đó diễn ra trước mắt khách hàng. Quá trình này tác động mạnh tới tâm lý, cảm nhận của khách hàng. Như vậy, ở đây có sự giao thoa giữa Quản trị Marketing, Quản trị tác nghiệp và Quản trị nguồn nhân lực, vì giải quyết vấn đề liên quan đến cả 3 lĩnh vực trên.
Như vậy, Marketing mix đối với các ngành DV bao gồm 7 P như sau:
  • P1: Sản phẩm
  • P2: Giá cả
  • P3: Phân phối
  • P4: Xúc tiến yểm trợ
  • P5: Quản lý con người cung cấp DV
  • P6: Sử dụng các yếu tố hữu hình
  • P7: Quản lý quá trình cung cấp DV
Cần lưu ý rằng, không phải 3P cuối cùng hoàn toàn không có vai trò gì đối với Marketing hàng hoá. Vấn đề là đối với Marketing dịch vụ, nó có vai trò đặc biệt quan trọng. Những vấn đề nêu trên được nghiên cứu trong các chương sau.
Ngoài dịch vụ viết luận văn tốt nghiệp của Luận Văn Việt, bạn có thể tham khảo dịch vụ làm báo cáo thuêchạy spss thuê , viết thuê assignment , giá thuê viết tiểu luận
#luan_van_viet, #luận_văn_việt, #lvv , #viết_thuê_luận_văn_bao_nhiêu_tiền

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Khái niệm, đặc điểm và yêu cầu của quyết định quản trị

Mô hình hành vi người tiêu dùng của Philip Kotler

Dịch vụ viết assignment, dissertation, thesis tại Luận Văn Việt