Khái niệm, đặc điểm và yêu cầu của quyết định quản trị

1. Quyết định quản trị là gì?
Quyết định quản trị là hành vi sáng tạo của chủ thể quản trị nhằm định ra mục tiêu , chương trình và tính chất hoạt động của tổ chức để giải quyết  một vấn đề đã chính muồi trên cơ sở hiểu biết các quy luật vận động khách quan và phân tích thông tin về tổ chức và môi trường


Tham khảo thêm các nội dung tài liệu:



2. Đặc điểm của quyết định quản trị là gì?
Các quyết định quản trị là sản phẩm tư duy của chủ thể quản trị, chứa đựng một hàm lượng tri thức khoa học lẫn cả yếu tố sáng tạo và tính nghệ thuật  nhất định.

Các quyết định quản trị đề ra khi vấn đề đã chín muồi xoay quanh vấn đề của tổ chức. Chất lượng của quyết định quản trị phụ thuộc vào chất lượng thông tin thu nhận và khả năng phân tích của nhà quản trị.

Cấp quản trị càng cao thì quyết định của họ càng quan trọng, liên quan đến nhiều người, nhiều bộ phận thậm chí cả vận mệnh của tổ chức, công ty.

Khả năng ra quyết định quản trị không phải là khả năng bẩm sinh.

3. Yêu cầu của 1 quyết định quản trị là gì?
– Tính hợp pháp : Quyết định quản trị là hành vi của tổ chức hay cá nhân các nhà quản trị nên nó phải tuân theo pháp luật.

+Quyết định phải được đưa ra trong phạm vi thẩm quyền của tổ chức hoặc cá nhân .

+ Quyết định không trái với nội dung mà pháp luật quy định.

+ Quyết định phải được ban hành đúng thủ tục và thể thức.

– Tính khoa học: Tính hợp pháp chưa đủ đảm cảo cho quyết định có hiệu quả.Muốn có hiệu quả thì quyết định phải có tính khoa học.Đó là các quyết định quản trị phải có căn cứ khoa học bất kể đó là quyết định loại nào, nó phải được đề ra trên cơ sở nắm vững những đòi hỏi của các quy luật khách quan dựa trên cơ sở những thông tin xác thực và đảm bảo chất lượng.

– Tính thống nhất: tính thống nhất được thể hiện:

+ Các quyết định được ban hành bởi các cấp và bộ phận chức năng phải thống nhất theo cùng một hướng. Hướng đó do mục tiêu chung xác định

+ Các quyết định được ban hành tại thời điểm khác nhau không được mâu thuẫn, trái ngược, phủ định lẫn nhau. Quyết định nào đã hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp cần phải loại bỏ.

– Tính tối ưu: Phương án mà quyết định lựa chọn phải là phương án tối ưu, thõa mãn cao nhất mục tiêu đề ra và phù hợp với những ràng buộc nhất định, được sự ủng hộ của các thành viên và các cấp trong tổ chức.

– Tính linh hoạt: Đòi hỏi các quyết định phải phản ánh được các nhân tố mới trong lựa chọn quyết định, phản ánh tính thời đại, môi trường mà quyết định ra đời và thực hiện.

– Tính cụ thể về thời gian và người thực hiện: Các quyết định quản trị đòi hỏi phải thật cụ thể về thời gian, đặc biệt là các quyết định có tính chất dây chuyền công nghệ, bộ phận này phải hoàn thành nhiệm vụ vào thời điểm nào để bàn giao cho bộ phận kia thực hiện chuyển tiếp.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mô hình hành vi người tiêu dùng của Philip Kotler

Dịch vụ viết assignment, dissertation, thesis tại Luận Văn Việt