Tìm hiểu nguồn vốn nước ngoài và nguồn vốn ODA

Luận Văn Việt chuyên dịch vụ làm thuê chuyên đề tốt nghiệp xin chia sẻ bài viết về vốn là gì? Nguồn vốn là gì?
Vốn là gì? Nguồn vốn là gì?
Vốn là gì? Nguồn vốn là gì?

Nguồn vốn nước ngoài

Có thể xem xét nguồn vốn đầu tư nước ngoài trên phạm vi rộng hơn đó là dòng lưu chuyển vốn quốc tế (international capital flows). Về thực chất, các dòng lưu chuyển vốn quốc tế là biểu thị quá trình chuyển giao nguồn lực tài chính giữa các quốc gia trên thế giới. Trong các dòng lưu chuyển vốn quốc tế, dòng từ các nước phát triển đổ vào các nước đang phát triển thường được các nước thế giới thứ ba đặc biệt quan tâm. Dòng vốn này diễn ra với nhiều hình thức. Mỗi hình thức có đặc điểm, mục tiêu và điều kiện thực hiện riêng, không hoàn toàn giống nhau. Theo tính chất lưu chuyển vốn, có thể phân loại các nguồn vốn nước ngoài chính như sau:
  • Tài trợ phát triển vốn chính thức (ODF – official development finance). Nguồn này bao gồm: Viện trợ phát triển chính thức (ODA -offical development assistance) và các hình thức viện trợ khác. Trong đó, ODA chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn ODF;
  • Nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại;
  • Đầu tư trực tiếp nước ngoài;
  • Nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế.
Ngoài dịch vụ viết luận văn tốt nghiệp của Luận Văn Việt, bạn có thể tham khảo dịch vụ làm báo cáo thuêdịch vụ chạy spss , nhận viết essay thuê , thuê viết tiểu luận giá rẻ
Nguồn vốn ODA
Đây là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và các chính phủ nước ngoài cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển. So với các hình thức tài trợ khác, ODA mang tính ưu đãi cao hơn bất cứ nguồn vốn ODF nào khác. Ngoài các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay tương đối lớn, bao giờ trong ODA cũng có yếu tố không hoàn lại (còn gọi là thành tố hỗ trợ) đạt ít nhất 25%.
Mặc dù có tính ưu đãi cao, song sự ưu đãi cho loại vốn này thường di kèm các điều kiện và ràng buộc tương đối khắt khe (tính hiệu quả của dự án, thủ tục chuyển giao vốn và thị trường…). Vì vậy, để nhận được loại tài trợ hấp dẫn này với thiệt thòi ít nhất, cần phải xem xét dự án trong điều kiện tài chính tổng thể. Nếu không việc tiếp nhận viện trợ có thể trở thành gánh nặng nợ nần lâu dài cho nền kinh tế. Điều này có hàm ý rằng, ngoài những yếu tố thuộc về nội dung dự án tài trợ, còn cần có nghệ thuật thoả thuận để vừa có thể nhận vốn, vừa bảo tồn được những mục tiêu có tính nguyên tắc.
#luan_van_viet, #luận_văn_việt, #lvv , #thuê_viết_chuyên_đề_tốt_nghiệp

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Khái niệm, đặc điểm và yêu cầu của quyết định quản trị

Mô hình hành vi người tiêu dùng của Philip Kotler

Phân biệt bác sĩ chuyên khoa một (BSCKI) và thầy thuốc chuyên khoa 2 (BSCKII)