Các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp
Tùy theo loại hình doanh nghiệp và các đặc điểm cụ thể, mỗi doanh nghiệp có thể có các phương thức tạo vốn và huy động vốn khác nhau… Trong điều kiện kinh tế thị trường, các phương thức huy động vốn cho doanh nghiệp được đa dạng hóa, giải phóng các nguồn tài chính trong nền kinh tế, thúc đẩy sự thu hút vốn vào các doanh nghiệp.
Bài viết xin chia sẻ đến bạn đọc các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp phổ biến hiện nay là 1 kiến thức vô cùng quan trọng trong dịch vụ làm luận văn tốt nghiệp
Các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp phổ biến hiện nay
Huy động vốn bằng tín dụng thương mại
Tín dụng thương mại hay còn gọi là tín dụng của người cung cấp. Nguồn vốn này được hình thành tự nhiên trong quan hệ mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp. Nguồn vốn tín dụng thương mại có ảnh hưởng hết sức to lớn không chỉ với các doanh nghiệp mà cả đối với toàn bộ nền kinh tế. Trong một số công ty, nguồn vốn tín dụng thương mại dưới dạng các khoản phải trả có thể chiếm tới 20% tổng nguồn vốn, thậm chí có thể chiếm tới 40% tổng nguồn vốn.
Có 3 loại tín dụng thương mại:
– Tín dụng thương mại cấp cho nhà nhập khẩu (tín dụng xuất khẩu) là tín dụng do người xuất khẩu cấp cho người nhập khẩu để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Tín dụng xuất khẩu được cấp dưới hình thức chấp nhận hối phiếu và mở tài khoản.
– Tín dụng thương mại cấp cho người xuất khẩu (tín dụng nhập khẩu): là loại tín dụng do người nhập khẩu cấp cho người xuất khẩu để nhập hàng thuận lợi. Hình thức tồn tại của loại tín dụng này là tiền ứng trước để nhập hàng.
– Tín dụng nhà môi giới cấp cho người xuất khẩu và nhập khẩu: các ngân hàng thương nghiệp cỡ lớn thường không cấp tín dụng trực tiếp cho các nhà xuất nhập khẩu mà thông qua nhà môi giới, loại hình này sử dụng rộng rãi ở các nước Anh, Đức, Bỉ và Hà Lan.
Ngoài dịch vụ viết luận văn tốt nghiệp của Luận Văn Việt, bạn có thể tham khảo dịch vụ nhận làm báo cáo thuê , hỗ trợ spss , viết luận văn bằng tiếng anh , làm tiểu luận thuê , nhận làm bài tập thuê
– Ưu điểm:
+ Tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh
+ Giúp doanh nghiệp mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền
+ Chủ động khi huy động vốn chủ về thời gian, số lượng, nhà cung ứng
+ Huy động nhanh chóng dễ dàng
+ Không phải chịu sự giám sát của Ngân hàng
+ Ngoài ra, đối với doanh nghiệp làm chủ nợ có thể vay ngân hàng thông qua hình thức chiết khấu thương phiếu, bán hoặc cầm cố thương phiếu.
– Nhược điểm:
+ Hạn chế về quy mô tín dụng: hạn chế về số lượng mua chịu, khả năng của nhà cung ứng
+ Hạn chế về đối tượng vay mượn
+ Hạn chế về không gian vay mượn
+ Hạn chế về thời gian vay mượn do chu kỳ sản xuất kinh doanh của các DN khác nhau
+ Phụ thuộc vào quan hệ sản xuất kinh doanh trên thị trường
+ Có thể gặp rủi ro khi buộc phải thay đổi nhà cung ứng và phụ thuộc nhiều vào sự đúng hạn, uy tín của nhà cung ứng.
+ Dễ gặp rủi ro dây chuyền
6/ Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu
Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong một thời gian xác định và với một lợi tức quy định.
Người phát hành có thể là doanh nghiệp (trái phiếu trong trường hợp này được gọi là trái phiếu doanh nghiệp), một tổ chức chính quyền như Kho bạc nhà nước (trong trường hợp này gọi là trái phiếu kho bạc), chính quyền (trong trường hợp này gọi là công trái hoặc trái phiếu chính phủ).
Người mua trái phiếu, hay trái chủ, có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp hoặc chính phủ. Tên của trái chủ có thể được ghi trên trái phiếu (trường hợp này gọi là trái phiếu ghi danh) hoặc không được ghi (trái phiếu vô danh).
– Phân loại trái phiếu:
+ Trái phiếu có lãi suất cố định: là loại trái phiếu mà doanh nghiệp phải trả một mức lãi suất cố định được quy định ngay từ thời điểm phát hành.
+ Trái phiếu có lãi suất thả nổi: là loại trái phiếu mà doanh nghiệp phải trả mức lãi suất thả nổi theo thị trường hoặc điều chỉnh của doanh nghiệp.
+ Trái phiếu có thể thu hồi: là loại trái phiếu mà doanh nghiệp được phép thu hồi sớm hơn thời hạn.
+ Trái phiếu có thể chuyển đổi: là loại trái phiếu cho phép các trái chủ được quyền mua thêm một số lượng cổ phiếu thường ở mức giá xác định và trong khoảng thời gian xác định
+ Trái phiếu có tài sản đảm bảo: là loại trái phiếu được đảm bảo bằng những tài sản của doanh nghiệp hoặc bằng tài sản của bên thứ 3. như nhà xưởng, bất động sản, máy móc thiết bị.
+ Trái phiếu không có tài sản đảm bảo: là loại trái phiếu không được đảm bảo cho việc thanh toán gốc và lãi trái phiếu bằng một tài sản cụ thể.
#luan_van_viet, #luận_văn_việt, #lvv , #làm_luận_văn_tốt_nghiệp_đại_học, #có_nên_thuê_viết_luận_văn
Nhận xét
Đăng nhận xét