Những điều cần biết về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng


Trong bài viết này, Luận Văn Việt chuyên làm luận văn tốt nghiệp xin giới thiệu đến bạn những điều cần biết về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng một cách sâu sắc nhất. Nếu bạn đang làm tiểu luận hay luận văn về chủ đề này thì đừng bỏ qua bài viết này nhé.
Những điều cần biết về bồi thường thiệt hại ngoài đồng
Những điều cần biết về bồi thường thiệt hại ngoài đồng
1. Khái niệm
Thiệt hại ngoài hợp đồng là những thiệt hại gây ra không phải do vi phạm nghĩa vụ có thoả thuận trong hợp đồng mà là do vi phạm pháp luật, do tội phạm. Vd. Do xâm phạm sức khoẻ, tính mạng, do gây tai nạn gây ra, … Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là thực hiện trách nhiệm dân sự. Bồi hoàn thiệt hại ngoài hợp đồng theo nguyên tắc (Điều 610 – Bộ luật dân sự): a. Toàn bộ và kịp thời: Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, về phương thức bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. b. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường. Vd khi vết thương tái phát, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, thì người bị thiệt hại có thể yêu cầu bồi thường thêm. Ngược lại, nếu phải bồi thường vì người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động nhưng sau đó người này lại lao động được thì người gây hại có thể yêu cầu toà án có thể thay đổi mức bồi thường. 
Khoản 1 Điều 773 BLDS quy định : “Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại”. Vậy tại sao: 
Pháp luật Việt Nam lại chọn cả hai nơi để xác định việc bồi thường thiệt hại? Hai nơi đó có gì khác nhau? 
Pháp luật các nước khác có quy định giống như vậy ko? Hay chỉ chọn một trong hai? Vì sao?
2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Xuất phát từ những quy định, những nguyên tắc của pháp luật nói chung và luật dân sự nói riêng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có điều kiện sau: 
Có thiệt hại xảy ra: 
Thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền, do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức. 
Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ làm phát sinh thiệt hại về vật chất bao gồm chi phí cứu chữa, bồi thường, chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ. 
Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm uy tín bị xâm hại bao gồm chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại. 
Thiệt hại do bị tổn thất về tinh thần. Bộ luật Dân sự quy định: Toà án có thể buộc người xâm hại “bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại, người thân thích gần gũi của nạn nhân”. 
Những quy định này chỉ định hướng nhưng chưa có tính định lượng trong việc bồi thường thiệt hại. Bởi vậy, Toà án là người phải xác định trong trường hợp nào được bồi thường, bồi thường bao nhiêu, bồi thường cho ai… 
Ví dụ: Thiệt hại về tài sản, biểu hiện cụ thể là mất tài sản, giảm sút tài sản, những chi phí để ngăn chặn, hạn chế, sửa chữa thay thế, những lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác công dụng của tài sản. Đây là những thiệt hại vật chất của người bị thiệt hại. 
– Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật: 
Quyền được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản là một quyền tuyệt đối của mọi công dân, tổ chức. Mọi người đều phải tôn trọng những quyền đó của chủ thể khác, không được thực hiện bất cứ hành vi nào “xâm phạm” đến các quyền đó. Bởi vậy, Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm. Việc “xâm phạm” mà gây thiệt hại có thể là hành vi vi phạm pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kể cả những hành vi vi phạm đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, vi phạm các quy tắc sinh hoạt trong từng cộng đồng dân cư… 
Có lỗi của người gây thiệt hại: 
Người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm dân sự khi họ có lỗi. Xét về hình thức lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi gây thiệt hại, lỗi được thể hiện dưới dạng cố ý hay vô ý. 
Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra. 
Vô ý gây thiệt hại là một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây ra thiệt hại mặc dù phải biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây ra thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng và trách nhiệm dân sự nói chung. Con người phải chịu trách nhiệm khi họ có lỗi, có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Bởi vậy, những người không có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình sẽ không có lỗi trong việc thực hiện các hành vi đó.
Tuy nhiên, có trường hợp người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của họ hoặc thiệt hại do lỗi cố ý của người bị thiệt hại, thì không phải bồi thường.
Có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật:
Thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi trái pháp luật hay ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại xảy ra. Điều này được quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự dưới dạng: “Người nào… xâm phạm… mà gây thiệt hại… thì phải bồi thường”. Ở đây chúng ta có thể thấy hành vi đó. 
Tuy nhiên, việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra trong nhiều trường hợp rất khó khăn. Do đó cần phải xem xét, phân tích, đánh giá tất cả các sự kiện liên quan một cách thận trọng, khách quan và toàn diện. Từ đó mới có thể rút ra được kết luận chính xác về nguyên nhân, xác định đúng trách nhiệm của người gây thiệt hại.
Ngoài dịch vụ viết luận văn tốt nghiệp của Luận Văn Việt, bạn có thể tham khảo dịch vụ nhận làm báo cáo thuê , hỗ trợ spss , viết luận văn bằng tiếng anh , làm tiểu luận thuê  , nhận làm bài tập thuê
#luan_van_viet, #luận_văn_việt, #LVV , #làm_luận_văn_tốt_nghiệp_đại_học, #làm_chuyên_đề_tốt_nghiệp, #làm_luận_văn_thuê_cần_thơ, #làm_thuê_luận_án_tiến_sĩ

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Khái niệm, đặc điểm và yêu cầu của quyết định quản trị

Mô hình hành vi người tiêu dùng của Philip Kotler

Các mẫu lời cảm ơn trong đề tài nghiên cứu khoa học tại Luận Văn Việt