Cơ sở lý thuyết về định giá doanh nghiệp
Trong bài viết này, Luận Văn Việt chuyên viết luận
văn tốt nghiệp xin chia sẻ đến bạn nội dung cơ sở lý thuyết về định giá
doanh nghiệp. Nếu đang loay hoay làm luận văn hoặc tiểu luận về chủ đề này,
hãy tham khảo ngay bài viết này.

Cơ sở lý thuyết về
định giá doanh nghiệp
1. Những khái niệm
liên quan
Định giá doanh nghiệp
là một phương pháp xác định giá trị thực cổ phiếu doanh nghiệp. Cổ phiếu được
phát hành bởi các công ty cổ phần, đó là giấy chứng nhận sở hữu cổ phần vốn góp
của các cổ đông thuộc doanh nghiệp.
Cổ phiếu là đại diện
cho giá trị của doanh nghiệp và được bán ra trên thị trường. Giá trị của Doanh
nghiệp đó được đánh giá là cao hay thấp thể hiện thông qua giá cổ phiếu. Những
công ty càng được đánh giá chất lượng cao thì giá cổ phiếu của công ty đó trên
thị trường càng cao và ngược lại. Một thực tế gần như đã thành chân lý là giá
cổ phiếu trên thị trường luôn biến động. Giải thích cho sự biến động này đó là
do sự kết hợp việc thay đổi giá trị thực của cổ phiếu hay còn gọi là giá trị
thực tế của doanh nghiệp với sự biến động của các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp.
+ Những yếu tố thuộc
về bản thân doanh nghiệp: có tác động đến giá trị nội tại của cổ phiếu như
doanh thu hoạt động, khả năng quản lý, tiêu thụ, khả năng cạnh tranh, giá trị
tài sản, công nghệ, tiềm năng nghiên cứu phát triển… luôn là nhân tố đánh giá
giá trị thực của doanh nghiệp.
Những yếu tố bên ngoài
doanh nghiệp như sự thay đổi môi trường kinh tế vĩ mô, lãi suất, lạm phát, GDP,
chính sách của Nhà nước, Luật pháp, khuynh hướng biến động giá của thị trường
chứng khoán, các hành động lũng đoạn, tung tin đồn nhảm, và các biện pháp kỹ
thuật của nhà điều hành thị trường, ý kiến các nhà phân tích, tâm lý của nhà
đầu tư…
Tuy nhiên giá cổ phiếu
trên thị trường luôn có khuynh hướng xoay quanh và hướng về giá trị thực của cổ
phiếu. Nếu cổ phiếu được định giá cao hơn so với giá trị thực của nó thì nhà
đầu tư sẽ muốn bán ra cổ phiếu đó ra. Nếu có nhiều người cùng nghĩ và làm như
vậy thì họ sẽ làm cho giá cổ phiếu giảm xuống cho đến khi giá cả cổ phiếu đã bằng
với giá trị nội tại. Ngược lại khi giá cổ phiếu được định thấp hơn so với giá
trị nội tại. Sự mua vào của số đông các nhà đầu tư sẽ làm giá cổ phiếu quay về
với giá trị thực.
Như vậy giá trị thực
của cổ phiếu luôn là trục gốc để cho giá cả cổ phiếu trên thị trường xoay
quanh. Việc xác định giá trị doanh nghiệp chính là để xác định giá trị thực của
cổ phiếu. Một sự thay đổi trong lợi nhuận doanh nghiệp sẽ làm giá trị cổ phiếu
thay đổi theo, kéo theo nó là giá cả cổ phiếu sẽ kịp thời biến động theo giá trị.
2. Các phương pháp xác
định
2.1. Phương pháp xác
định giá trị doanh nghiệp theo dòng tiền
2.1.1. Phương pháp
chiết khấu luồng thu nhập DCF
Phương pháp định giá
chiết khấu luồng thu nhập (DCF) được dựa trên một nguyên lý cơ bản là “ tiền có
giá trị theo thời gian”, một đồng tiền ngày hôm nay luôn có giá trị hơn một
đồng tiền của ngày mai, một đồng đầu tư vào trong doanh nghiệp này có mức sinh
lời khác với một đồng đầu tư trong doanh nghiệp khác, do đó, giá trị của doanh
nghiệp được xác định bằng các luồng thu nhập dự kiến mà doanh nghiệp đó thu
được trong tương lai được quy về giá trị hiện tại bằng cách chiết khấu chúng
bằng một mức lãi suất chiết khấu phù hợp với mức độ rủi ro của doanh nghiệp
đó.
Luồng thu nhập DCF của
doanh nghiệp trong tương lai được phân làm 2 loại :
Luồng thu nhập tự do
thuộc về vốn chủ sở hữu FCFE (Free cash flows to equity).
Luồng thu nhập tự do
thuộc về doanh nghiệp FCFF ( Free cash flows to firm).
2.1.2. Phương pháp
chiết khấu luồng cổ tức (DDM)
Nguyên tắc của phương
pháp chiết khấu luồng cổ tức (devident discounted model) xác định dựa trên dòng
thu nhập tương lai của cổ phiếu, dùng lợi suất yêu cầu làm lãi suất chiết
khấu.
* Ưu nhược điểm của
các phương pháp dòng tiền
Phương pháp chiết khấu
dòng tiền là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên việc chiết khấu
luồng thu nhập trong tương lai về hiện tại với một lãi suất chiết khấu hợp lý.
Phương pháp này sẽ cho phép xác định chính xác và đầy đủ giá trị của doanh
nghiệp do nó phản ánh cả thực trạng (hiện tại, quá khứ) và dự báo tiềm năng
(tương lai) của doanh nghiệp đó. Đặc biệt thích hợp với các doanh nghiệp hoạt
động trong các lĩnh vực dịch vụ, tài chính, ngân hàng, thương mại, tư vấn thiết
kế xây dựng, các ngành lĩnh vực phát triển công nghệ cao như phần mềm tin học, chuyển
giao công nghệ. Đây là những doanh nghiệp có giá trị tài sản không đáng kể,
việc xác định giá trị của các doanh nghiệp này qua phương pháp tài sản là không
chính xác, không phản ánh đúng tiềm năng phát triển thực của doanh nghiệp. Chủ
yếu hoạt động nhờ vào các lợi thế về khả năng bán hàng tiêu thụ sản phẩm hay
nhờ vào giá trị chất xám kết tinh trong công việc hay trong sản phẩm tạo ra.
Không thể lượng hoá qua giá trị kết cấu hiện vật hình thành nên sản phẩm. Do
vậy người ta phải xác định giá trị doanh nghiệp thông qua kết quả hoạt động là
luồng thu nhập doanh nghiệp có được trong hiện tại và trong tương lai. Tóm lại
phương pháp chiết khấu dòng tiền là phương pháp tương đối hiệu quả, nhưng việc
áp dụng phương pháp là không đơn giản đòi hỏi nhiều điều kiện và giả định trong
quá trình thực hiện.
Ngoài dịch vụ viết
luận văn tốt nghiệp của Luận Văn Việt, bạn có thể tham khảo dịch vụ nhận làm báo cáo thuê , hỗ trợ spss , viết luận văn bằng tiếng anh , làm tiểu luận thuê , nhận làm bài tập thuê
2.2. Xác định giá trị
doanh nghiệp theo phương pháp hệ số P/E
Hệ số giá/ thu nhập
(P/E) là một trong các hệ số được dùng thường xuyên cho việc xác định giá trị
của mỗi cổ phiếu của doanh nghiệp. Nó đo lường mối liên hệ giữa thu nhập hiện
tại và giá mỗi cổ phiếu của doanh nghiệp.
Hệ số P/E của một
doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn bởi hệ số P/E của các doanh nghiệp khác trong
cùng một ngành. Điều này lý giải bởi một thực tế là nếu các yếu tố cơ bản và
triển vọng bán hàng của một doanh nghiệp là tốt thì thông thường các nhân tố
này của các doanh nghiệp khác cùng ngành cũng tốt.
Qua số liệu thống kê
trên các thị trường chứng khoán trên thế giới cho thấy các doanh nghiệp cùng
ngành có hệ số P/E khá tương đồng. Do vậy, để xác định giá của một doanh
nghiệp, có thể lấy hệ số P/E bình quân của ngành (hoặc tốt nhất là hệ số P/E
bình quân của một nhóm các doanh nghiệp tương đương trong cùng một ngành) mà
doanh nghiệp này hoạt động nhân với thu nhập dự kiến của doanh nghiệp đó tức
là:

định giá doanh nghiệp
Vấn đề khó khăn trong
việc giải nghĩa hệ số P/E là ở chỗ hệ số P/E không những phản ánh giá chứng
khoán mà còn phản ánh sự khác nhau trong rủi ro, tăng trưởng và chính sách tài
chính. Do đó, hệ số P/E thấp không có nghĩa rằng giá cổ phiếu thấp: Hệ số P/E
thấp có thể đồng nghĩa với rủi ro cao hay tiềm năng tăng trưởng thấp.
* Ưu nhược điểm của phương
pháp
Định giá theo phương
pháp hệ số P/E không được áp dụng cho các doanh nghiệp mà thu nhập dự tính hay
hiện tại âm hay bằng không. Vấn đề này không chỉ giới hạn cho các doanh nghiệp
với thu nhập hiện tại âm. Một doanh nghiệp có thu nhập dự tính là âm và có
luồng thu nhập tự do sử dụng là dương cũng gặp phải vấn đề này. Giá trị của các
doanh nghiệp như vậy phải là dương những không thể tính toán bằng việc nhân thu
nhập âm dự tính với hệ số P/E trung bình của ngành. Điều này có thể được điều
chỉnh bằng cách sử dụng thu nhập ước tính của năm tiếp theo hoặc thu nhập bình
quân của một số năm tiếp theo.
#luan_van_viet, #luận_văn_việt, #LVV , #làm_luận_văn_tốt_nghiệp_đại_học,
#làm_chuyên_đề_tốt_nghiệp, #làm_luận_văn_thuê_cần_thơ, #làm_thuê_luận_án_tiến_sĩ
Nhận xét
Đăng nhận xét