Tìm hiểu phát triển bền vững cho Luận Văn Việt

Trong bài viết này, Luận Văn Việt chuyên làm đồ án thuê tại hà nội xin chia sẻ về khái niệm và các tiêu chí của phát triển bền vững. Hãy xem ngay bài viết nếu bạn đang muốn tìm hiểu về chủ đề này.
Phát triển bền vững là gì?Phát triển bền vững là gì?

1. Khái niệm phát triển

Trước hết cần làm rõ khái niệm “phát triển”, “phát triển” tuy ban đầu được các nhà kinh tế học định nghĩa là “tăng trưởng kinh tế”, nhưng nội hàm của nó từ lâu đã vượt khỏi phạm vi này, được nâng cấp sâu sắc hơn và chính xác hơn. Theo Từ điển Tiếng Việt “phát triển” được hiểu là quá trình vận động, tiến triển theo hướng tăng lên, ví dụ phát triển kinh tế, phát triển văn hoá, phát triển xã hội… [81].
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì “phát triển là phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới. Phát triển là một thuộc tính của vật chất. Mọi sự vật và hiện tượng của hiện thực không tồn tại trong trạng thái khác nhau từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong,… nguồn gốc của phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập” [67].
Phát triển kinh tế là phạm trù kinh tế xã hội rộng lớn, trong khuôn khổ một định nghĩa hay một khái niệm ngắn gọn không thể bao hàm hết được nội dung rộng lớn của nó. Song nhất thiết khái niệm đó phải phản ánh được các nội dung cơ bản sau:
– Sự tăng lên về quy mô sản xuất, làm tăng thêm giá trị sản lượng của vật chất, dịch vụ và sự biến đổi tích cực về cơ cấu kinh tế, tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý, có khả năng khai thác nguồn lực trong nước và ngoài nước.
– Sự tác động của tăng trưởng kinh tế làm thay đổi cơ cấu xã hội, cải thiện đời sống dân cư.
– Sự phát triển là quy luật tiến hoá, song nó chịu tác động của nhiều nhân tố, trong đó nhân tố nội lực của nền kinh tế có ý nghĩa quyết định, còn nhân tố bên ngoài có vai trò quan trọng.
Từ trước đến nay, có nhiều định nghĩa, khái niệm khác nhau về phát triển kinh tế, nhưng một cách chung nhất “phát triển kinh tế” được xem là tiến trình mà theo đó các nước tăng cường khả năng sản xuất các hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Vì vậy, phát triển kinh tế là phương thức duy nhất giúp cho tất cả các dân tộc trên khắp thế giới sống tốt hơn, đặc biệt là các nước có mức thu nhập thấp và trung bình. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế, dù muốn hay không muốn, tất cả các nước dù nghèo hay giàu đều phải đối mặt với những thách thức lớn về môi trường và những vấn đề này lại luôn liên quan chặt chẽ đến các nỗ lực nhằm xoá đói, giảm nghèo và cải thiện mức sống.
Việc sử dụng khái niệm “phát triển” thay thế “tăng trưởng kinh tế” từ lâu đã là bằng chứng cho sự hạn chế của việc sử dụng các thông số đo lường như GDP để đánh giá sự phồn vinh của quốc gia. Thực tiễn phát triển ngày nay cho thấy, khái niệm “phát triển” liên quan nhiều đến những vấn đề rộng hơn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như thành tựu giáo dục, tình trạng dinh dưỡng, giá trị những quyền tự do cơ bản và đời sống tinh thần… Sự chú trọng vào tính bền vững của phát triển đã đưa ra cách nhìn mới, cho rằng điều quan trọng là các nỗ lực của chính sách phải nhằm đạt được những thành tựu phát triển dài lâu trong tương lai. Theo cách tiếp cận này, nhiều nỗ lực phát triển trong lịch sử chỉ mang lại lợi ích trước mắt.

2. Khái niệm phát triển bền vững

Thuật ngữ “phát triển bền vững” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (do Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (International Union for Conservation of Nature – IUCN công bố) với nội dung rất đơn giản: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học” [158]
Tuy nhiên, khái niệm phát triển bền vững đã được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 bởi Ủy ban thế giới về môi trường và phát triển (WCED – World Commission on Environment and Development) còn được biết đến là Ủy ban Brundtland. Ủy ban Brundland đã có những đóng góp đáng ghi nhận vào quá trình phát triển bền vững: Thứ nhất, WCED đề ra trách nhiệm của thế hệ hiện tại phải đảm bảo những cơ hội và lựa chọn phát triển của các thế hệ tương lai thông qua việc bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thứ hai, WCED đặt ra mục tiêu giảm nghèo ở các nước đang phát triển như là một trục chính mà các nước cần phải vượt qua. Thứ ba, WCED đúc kết lại việc theo đuổi phát triển bền vững trong bối cảnh nền kinh tế quốc tế bằng cách nhận ra rằng cần phải sắp xếp lại mô hình thương mại quốc tế và dòng vốn cũng như phải đảm bảo được các nước đang phát triển sẽ có ảnh hưởng lớn hơn trong các quan hệ kinh tế đó [189].
Năm 1992, Hội nghị của Liên hợp quốc về môi trường và phát triển được tổ chức ở Rio de Janerio (Braxin) hay còn được gọi là Hội nghị thượng đỉnh trái đất. Tại Hội nghị, các công ước toàn cầu về biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học đã được ký kết; “Hiến chương về trái đất” – một bộ các nguyên tắc được kỳ vọng bởi các chính phủ và người dân cũng đã nhận được sự đồng thuận của 178 chính phủ; một chương trình hành động để thúc đẩy phát triển bền vững còn được gọi là Diễn đàn 21 cũng đã được thông qua; và một cơ chế thể chế trong hệ thống Liên hợp quốc, cụ thể là Ủy ban về phát triển bền vững cũng được thành lập.
Tuy nhiên, cho đến nay, thuật ngữ về phát triển bền vững được nói đến nhiều nhất vẫn là thuật ngữ do Ủy ban thế giới về môi trường và phát triển (WCED) đưa ra vào năm 1987, khi cho rằng “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai [158]. Theo đó phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý hài hòa giữa ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường với nội dung cụ thể như sau:
Phát triển bền vững về kinh tế là quá trình đạt được tăng trưởng kinh tế ổn định và đều đặn, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất, nợ chính phủ, đảm bảo cân đối cán cân thương mại, đầu tư có chất lượng, có năng suất cao thông qua việc nâng cao hàm lượng khoa học và công nghệ trong sản xuất, không làm phương hại đến xã hội và môi trường.
Phát triển bền vững về xã hội là phát triển nhằm đảm bảo sự công bằng trong xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đảm bảo người dân có cơ hội được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục nhưng không làm phương hại đến kinh tế và môi trường.
Phát triển bền vững về môi trường là việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, duy trì một nền tảng nguồn lực ổn định, tránh khai thác quá mức các hệ thống nguồn lực tái sinh. Phát triển bền vững về môi trường cần duy trì sự đa dạng sinh học, sự ổn định khí quyển và các hoạt động sinh thái khác, cần hạn chế vấn đề nhiễm môi trường bao gồm cả ô nhiễm đô thị và khu công nghiệp, cần phải quản lý và xử lý tốt chất thải rắn, chất thải nguy hại, có khả năng ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai. Ngoài ra, phát triển bền vững về môi trường cần phải hướng được các doanh nghiệp từng bước thay đổi mô hình sản xuất, hướng doanh nghiệp đến các công nghệ sản xuất sạch hơn, thân thiện với môi trường hơn. Phát triển bền vững về môi trường phải đảm bảo không làm phương hại đến kinh tế và xã hội.
Ngoài dịch vụ viết luận văn tốt nghiệp của Luận Văn Việt, bạn có thể tham khảo dịch vụ nhận làm báo cáo thuê , dịch vụ chạy spss , viết luận văn bằng tiếng anh , viết tiểu luận thuê

3. Tiêu chí của phát triển bền vững

Thứ nhất, phát triển bền vững về kinh tế là phát triển nhanh và an toàn, chất lượng. Phát triển bền vững về kinh tế đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong đó cơ hội để tiếp xúc với những nguồn tài nguyên được tạo điều kiện thuận lợi và quyền sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế được chia sẻ một cách bình đẳng. Yếu tố được chú trọng ở đây là tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người, không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một số ít, trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái cũng như không xâm phạm những quyền cơ bản của con người.
Khía cạnh phát triển bền vững về kinh tế gồm một số nội dung cơ bản: Một là, giảm dần mức tiêu phí năng lượng và các tài nguyên khác thông qua công nghệ tiết kiệm và thay đổi lối sống; Hai là, thay đổi nhu cầu tiêu thụ không gây hại đến đa dạng sinh học và môi trường; Ba là, bình đẳng trong tiếp cận các nguồn tài nguyên, mức sống, dịch vụ y tế và giáo dục; Bốn là, xóa đói, giảm nghèo tuyệt đối; Năm là, công nghệ sạch và sinh thái hóa công nghiệp (tái chế, tái sử dụng, giảm thải, tái tạo năng lượng đã sử dụng).
Nền kinh tế được coi là bền vững cần đạt được những yêu cầu sau: (1) Có tăng trưởng GDP và GDP đầu người đạt mức cao. Nước phát triển có thu nhập cao vẫn phải giữ nhịp độ tăng trưởng, nước càng nghèo có thu nhập thấp càng phải tăng trưởng mức độ cao. Các nước đang phát triển trong điều kiện hiện nay cần tăng trưởng GDP vào khoảng 5%/năm thì mới có thể xem có biểu hiện phát triển bền vững về kinh tế. (2) Cơ cấu GDP cũng là tiêu chí đánh giá phát triển bền vững về kinh tế. Chỉ khi tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP cao hơn nông nghiệp thì tăng trưởng mới có thể đạt được bền vững. (3) Tăng trưởng kinh tế phải là tăng trưởng có hiệu quả cao, không chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá.
Thứ hai, phát triển bền vững về xã hội được đánh giá bằng các tiêu chí, như HDI, hệ số bình đẳng thu nhập, các chỉ tiêu về giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, hưởng thụ văn hóa. Ngoài ra, bền vững về xã hội là sự bảo đảm đời sống xã hội hài hòa; có sự bình đẳng giữa các giai tầng trong xã hội, bình đẳng giới; mức độ chênh lệch giàu nghèo không quá cao và có xu hướng gần lại; chênh lệch đời sống giữa các vùng miền không lớn.
Công bằng xã hội và phát triển con người, chỉ số phát triển con người (HDI) là tiêu chí cao nhất về phát triển xã hội, bao gồm: thu nhập bình quân đầu người; trình độ dân trí, giáo dục, sức khỏe, tuổi thọ, mức hưởng thụ về văn hóa, văn minh.
Phát triển bền vững về xã hội chú trọng vào sự công bằng và xã hội luôn cần tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con người và cố gắng cho tất cả mọi người cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được. Phát triển bền vững về xã hội gồm một số nội dung chính: Một là, ổn định dân số, phát triển nông thôn để giảm sức ép di dân vào đô thị; Hai là, giảm thiểu tác động xấu của môi trường đến đô thị hóa; Ba là, nâng cao học vấn, xóa mù chữ; Bốn là, bảo vệ đa dạng văn hóa; Năm là, bình đẳng giới, quan tâm tới nhu cầu và lợi ích giới; Sáu là, tăng cường sự tham gia của công chúng vào các quá trình ra quyết định.
#luan_van_viet, #luận_văn_việt, #LVV , #làm_luận_văn_tốt_nghiệp_đại_học, #làm_chuyên_đề_tốt_nghiệp, #làm_thuê_đồ_án_tốt_nghiệp_xây_dựng, #làm_thuê_luận_án_tiến_sĩ
Xem thêm: https://luanvanviet.com/phat-trien-ben-vung-la-gi/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Khái niệm, đặc điểm và yêu cầu của quyết định quản trị

Mô hình hành vi người tiêu dùng của Philip Kotler

Các mẫu lời cảm ơn trong đề tài nghiên cứu khoa học tại Luận Văn Việt