Các phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế tại Luận Văn Việt

Luận Văn Việt Group chuyên làm luận văn tốt nghiệp xin chia sẻ bài viết về Quản lý nhà nước về kinh tế là gì? Các phương pháp pháp quản lý nhà nước về kinh tế.
Các phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế
Các phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế

1. Quản lý nhà nước về kinh tế là gì?

Quản lý nhà nước về kinh tế là sự quản lý của Nhà nước đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân bằng quyền lực Nhà nước thông qua cơ chế quản lý kinh tế nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế quốc dân. Nhà nước với tư cách là tổng thể các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Các phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế
Các phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế
Tham khảo thêm các dịch vụ khác của Luận Văn Việt:

2. Đặc điểm của quản lý nhà nước về kinh tế

2.1 Quản lý nhà nước về kinh tế là quản lý vĩ mô nền kinh tế

Nhiệm vụ chủ yếu quản lý vĩ mô nền kinh tế là đảm bảo cân đối cơ bản trên bình diện tổng thể nền kinh tế tạo ra môi trường thuận lợi, nhiều cơ hội cho các chủ thể kinh tế trên thị trường đặc biệt là các doanh nghiệp, dẫn dắt nền kinh tế quốc dân phát triển liên tục với tốc độ cao và lành mạnh.
Chức năng chủ yếu của quản lý nhà nước về kinh tế vĩ mô là vạch ra các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và các chính sách kinh tế đồng bộ. Trên bình diện tổng thể, Nhà nước vừa phải điều tiết vĩ mô đối với các doanh nghiệp, vừa phải phục vụ các doanh nghiệp trên nhiều mặt, thực hiện sự thống nhất hưu cơ giữa vi mô và vĩ mô.

2.2 Quản lý nhà nước về kinh tế mang tính quyền lực nhà nước

Quản lý nhà nước về kinh tế là quản lý của Nhà nước đối với hệ thống kinh tế quốc dân, của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, của chính quyền đối với nền kinh tế quốc dân.
Quản lý Nhà nước về kinh tế mang tính quyền lực nhà nước có nghĩa là một mặt, quản lý này lệ thuộc vào chính trị, xuất phát từ chỗ, Nhà nước là bộ phận trung tâm trong hệ thống chính trị xã hội, là công cụ đặc biệt để thực hiện quyền lực chính trị (lập pháp, hành pháp và tư pháp) của giai cấp thống trị đối với giai cấp khác và xã hội. Mặt khác, quản lý này mang tính pháp quyền và thực hiện theo nguyên tắc pháp chế.  

2.3 Quản lý nhà nước về kinh tế nhằm mục tiêu phát triển lấy hiệu quả kinh tế – xã hội là chính

Xuất phát từ hai đặc điểm trên, mục tiêu đặt ra trong quản lý nhà nước về kinh tế là mục tiêu kinh tế – xã hội, mục tiêu này được thể hiện ở mục tiêu tăng trưởng và phát triển nền kinh tế quốc dân bền vững. Hiệu quả kinh tế – xã hội được xem như là tiêu chuẩn để đạt được mục tiêu trên.

3. Phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế

Các phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế vừa là khoa học vừa là nghệ thuật.
– Tính khoa học nằm ở chỗ, các phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế đòi hỏi phải nắm vững đối tượng với những đặc điểm vốn có của nó, để tác động trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan phù hợp với đối tượng.
– Còn tính nghệ thuật biểu hiện ở chỗ, các phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế biết lựa chọn và kết hợp các phương pháp trong thực tiễn để sử dụng tốt tiềm năng và cơ hội của đất nước, đạt mục tiêu quản lý đề ra.
Quản lý kinh tế có hiệu nhất khi nhà quản lý biết lựa chọn đúng đắn phương pháp quản lý và biết kết hợp linh hoạt các phương pháp quản lý đó vào từng trường hợp, từng đối tượng, từng giai đoạn của nền kinh tế. Đó chính là tài nghệ quản lý của nhà nước nói riêng, của các viên chức quản lý nói chung.
Các phương pháp quản lý chủ yếu của Nhà nước về kinh tế bao gồm:
– Các phương pháp hành chính
– Các phương pháp kinh tế
– Các phương pháp giáo dục
– Vận dụng tổng hợp các phương pháp quản ký kinh tế của Nhà nước
– Nghệ thuật quản lý kinh tế của nhà nước
#luan_van_viet, #làm_thuê_chuyên_đề_tốt_nghiệp

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Khái niệm, đặc điểm và yêu cầu của quyết định quản trị

Mô hình hành vi người tiêu dùng của Philip Kotler

Các mẫu lời cảm ơn trong đề tài nghiên cứu khoa học tại Luận Văn Việt