Các đặc trưng cơ bản của thuế tại Luận Văn Việt

Cho đến nay trong các sách báo kinh tế trên thế giới vẫn chưa có thông nhất tuyệt đối về khái niệm thuế. Đứng trên các góc độ khác nhau theo các quan điểm của các nhà kinh tế khác nhau thì có định nghĩa về thuế khác nhau. Bài viết xin giới thiệu 1 khái niệm về thuế được sử dụng phổ biến nhất nhất là trong các bài làm chuyên đề tốt nghiệp thuê.
Thuế là gì? Các đặc trưng cơ bản của thuế
Thuế là gì? Các đặc trưng cơ bản của thuế

1. Khái niệm thuế là gì?

Hiện nay khái niệm thuế đã được bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện như sau:
Thuế là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và các cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung.

Khái niệm thuế là gì? Khái niệm thuế là gì?

2. Các đặc trưng cơ bản của thuế

a/ Thứ nhất, thuế là khoản trích nộp bằng tiền
Về nguyên tắc, thuế là một khoản trích nộp dưới hình thức tiền tệ, điều này trái ngược với các hình thức thanh toán bằng hiện vật đã tồn tại trước đây.
– Trước đây:
Thông thường là các hình thức nộp cho thuế đất. Nhà Vua ban đất cho giới quý tộc, nên họ phải cống nạp cho triều đình bằng sự phục vụ của chính bản thân và những sản phẩm do nông nô trong các trang trại sản xuất ra. Đây cũng là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm quan trọng và là một trong những hình thức nộp thuế TS bằng hiện vật đầu tiên.
Vào thế kỷ thứ 13, các hình thức quản lý hành chính mới được hình thành. Mỗi khu vực hành chính do một lãnh chúa đứng đầu. Lãnh chúa giao đất cho nông dân và nông dân phải nộp thuế bằng nông sản
–  Hiện nay:
Cá nhân và doanh nghiệp có thể đến cơ quan thuế nộp trực tiếp bằng tiền:
+ Nộp tiền thuế trực tiếp vào kho bạc Nhà nước hoặc thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng và tổ chức dịch vụ khác theo quy định tại khoản 13 Điều 1 Nghị định số 106/2010/NĐ-CP của Chính phủ.     
+ Giao dịch điện tử để nộp thuế:
Theo quy định của Thông tư 180/2010/TT-BTC có hiệu lực từ 1/1/2011, người nộp thuế có thể thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế (trừ trường hợp nộp thuế qua giao dịch trực tiếp với ngân hàng mà ngân hàng có quy định khác).
Người nộp thuế sẽ có thể lựa chọn các hình thức nộp thuế điện tử như: Giao dịch trực tiếp với ngân hàng nơi người nộp thuế mở tài khoản thông qua các kênh giao dịch điện tử (Internet, Mobile, ATM) của ngân hàng để thực hiện thủ tục nộp thuế, hoặc thông qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế.
Sự phát triển của quan hệ hàng hoá – tiền tệ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thuế, đổi lại, nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế được thực hiện bằng tiền lại góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thị trường. Nhà nước dùng nguồn tiền thu từ thuế tác động đến mọi hoạt động kinh tế – xã hội như tiết kiệm, đầu tư, tiêu dùng, xuất nhập khẩu, giá cả, thị trường, việc làm, thất nghiệp, công bằng xã hội,…
Các đặc trưng cơ bản của thuế
Các đặc trưng cơ bản của thuế
b/ Thứ hai, thuế là khoản trích nộp bắt buộc được thực hiện thông qua con đường quyền lực:
– Tính bắt buộc của thuế xuất phát từ đặc tính của hàng hóa công cộng
Tính bắt buộc của thuế xuất phát từ đặc tính của hàng hóa công cộng là có thể sử dụng chung và khó có thể loại trừ:
+ Có thể sử dụng chung:
Nghĩa là việc một cá nhân này đang sử dụng hàng hóa đó không ngăn cản những người khác sử dụng nó.
Ví dụ: con đường xây dựng nên thì tất cả mọi người đều được đi trên nó, pháo hoa được bắn lên thì mọi người đều được nhìn thấy nó.
+ Khó có thể loại trừ
Hàng hóa công cộng một khi đã được cung cấp tại một địa phương nhất định thì không thể hoặc rất tốn kém nếu muốn loại trừ những cá nhân không trả tiền cho việc sử dụng hàng hóa của mình.
Ví dụ : Quốc phòng là hàng hóa công cộng nhưng quân đội không chỉ bảo vệ những người trả tiền mà không bảo vệ những người không trả tiền đó.
Mọi người đều có quyền thụ hưởng những hàng hóa công cộng như quốc phòng, môi trường pháp luật, phòng dịch bệnh, tu sửa đường xá, đê điều,…
song không ai tự nguyện trả tiền cho việc thụ hưởng đó.
Vì vậy để đảm bảo chi tiêu công, Nhà nước phải dùng quyền lực của mình để bắt buộc các thể nhân, pháp nhân phải nộp thuế cho Nhà nước.
– Được thực hiện thông qua con đường quyền lực qua hệ thống pháp luật thuế. Bao gồm :
+ Luật Quản lý Thuế
+ Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt
+ Luật thuế Thu nhập cá nhân
+ Luật thuế Giá trị gia tăng
+ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
Các doanh nghiệp phải có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Trong luật quản lý thuế có quy định các biện pháp cưỡng chế Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế là hoạt động cưỡng chế mang tính quyền lực của Nhà nước phát sinh khi có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
Do đó, đối tượng nộp thuế không có quyền trốn thuế hoặc mong muốn tự mình ấn định hay thỏa thuận mức đóng góp của mình mà chỉ có quyền chấp thuận. Những đối tượng nộp thuế vi phạm luật sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hoặc cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật để buộc họ phải làm tròn nghĩa vụ nộp thuế. Đây là đặc điểm bao trùm nhất của thuế.
c/ Thứ ba, thuế là khoản thu có tính chất xác định:
Thuế là khoản thu xác định của các tổ chức thụ hưởng, đó là Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương. Nhờ các căn cứ tính thuế mà đối tượng chịu thuế cũng như cơ quan thuế tính được số tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp vào ngân sách Nhà nước. Trong đó căn cứ tính thuế như là thuế suất áp dụng trên từng đối tượng chịu thuế.
Ví dụ như, đối với thuế GTGT, mức thuế suất 5% áp dụng với hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu; đối với thuế thu nhập, doanh nghiệp mức thuế suất khoảng 25% áp dụng với thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; thuế xuất khẩu, mức thuế suất 15% áp dụng với hàng quặng xuất khẩu,… Nhờ đó mà hàng năm có thể xác định được khoản tiền thuế thu vào ngân sách là bao nhiêu.
d/ Thứ tư, thuế là một khoản thu không có đối khoản cụ thể, không có tính hoàn trả trực tiếp
– Thuế là một khoản thu không có đối khoản cụ thể
Nghĩa là, số tiền thu được từ thuế sẽ được nhà nước chi dùng cho nhiều mục tiêu khác nhau, và việc định ra một loại thuế không nhằm đáp ứng một khoản chi cụ thể của nhà nước. Điều này thể hiện rõ ở chỗ nguồn thu từ mỗi loại thuế không được quy định gắn với mục đích chi tiêu cụ thể nào cả mà đều được sử dụng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu chung của Nhà nước trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
– Không có tính hoàn trả trực tiếp
Trước khi thu thuế, Nhà nước không hề cung ứng trực tiếp một dịch vụ nào cho người nộp thuế.
Sau khi thu thuế, Nhà nước cũng không có sự bồi hoàn trực tiếp nào cho người nộp thuế. Tuy nhiên một phần thuế được hoàn trả gián tiếp cho người nộp thuế thông qua các hàng hóa công cộng, bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế-xã hội, chi xây dựng cơ sở hạ tầng, và tòa án, viện kiểm soát, hệ thống quân đội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm cuộc sống cho mọi người; chi cho hệ thống giáo dục, nghiên cứu khoa học công nghệ, y tế, văn hóa, nghệ thuật,thể dục thể thao; chi cho hệ thống an sinh xã hội, chi hỗ trợ đảm bảo công bằng cho mọi người .
#luận_văn_việt, #làm_luận_văn_tốt_nghiệp_đại_học

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Khái niệm, đặc điểm và yêu cầu của quyết định quản trị

Mô hình hành vi người tiêu dùng của Philip Kotler

Dịch vụ xử lý số liệu SPSS, chạy Eviews, Stata tại Luận Văn Việt