Các hình thức xuất khẩu lao động tại Luận Văn Việt là gì?

Luận Văn Việt Group chuyên thuê viết làm luận văn thạc sĩ  xin chia sẻ bài viết về Xuất khẩu lao động là gì? Các hình thức xuất khẩu lao động hiện nay.
Xuất khẩu lao động là gì? Các hình thức xuất khẩu lao động hiện nay
Xuất khẩu lao động là gì? Các hình thức xuất khẩu lao động hiện nay

1. Xuất khẩu lao động là gì?

Xuất khẩu lao động là hoạt động mua-bán hàng hóa sức lao động nội địa cho người sử dụng lao động nước ngoài.
+ Người sử dụng lao động nước ngoài ở đây chính là chính phủ nước ngoài hay cơ quan, tổ chức kinh tế nước ngoài có nhu cầu sử dụng lao động trong nước.
+  Hàng hóa sức lao động nội địa : là muốn nói tới lực lượng lao động trong nước sẵn sàng cung cấp sức lao động của mình cho người sử dụng lao động nước ngoài.
+ Hoạt động mua-bán : thể hiện ở chỗ người lao động trong nước sẽ bán quyền sử dụng sức lao động của mình trong một khoảng thời gian nhất định cho người sử dụng lao động nước ngoài để nhận về một khoản tiền dưới hình thức tiền lương. Còn người sử dụng nước ngoài sẽ dùng tiền của mình mua sức lao động của người lao động, yêu cầu họ phải thực hiện công việc nhất định nào đó ( do hai bên thỏa thuận ) theo ý muốn của mình.
Nhưng hoạt động mua-bán này có một điểm đặc biệt đáng lưu ý là : quan hệ mua-bán chưa thể chấm dứt ngay được vì sức lao động không thể tách rời người lao động. Quan hệ này khởi đầu cho một quan hệt mới_quan hệ lao động. Và quan hệ lao động sẽ chỉ thực sự chấm dứt khi hợp đồng lao động ký kết giữa hai bên hết hiệu lực hoặc bị xóa bỏ hiệu lực theo thỏa thuận của hai bên.

2. Nội dung xuất khẩu lao động gồm hai nội dung

– Đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
– Xuất khẩu lao động tại chỗ ( Xuất khẩu lao động nội biên ) : người lao động trong nước làm việc cho các doanh nghiệp FDI, các tổ chức quốc tế qua Internet.
Xét về nội dung: đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
+ Người lao động ở đây bao gồm: người lao động làm các công việc phổ thông, sản xuất , giúp việc….(những công việc ít đòi hỏi trình độ chuyên môn), chuyên gia, tu nghiệp sinh.
Chuyên gia: là những người lao động có trình độ chuyên môn từ bậc đại học trở lên
Tu nghiệp sinh : chỉ những người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn của nước nhập khẩu lao động và nếu muốn vào làm việc ở các nước này họ phải được hợp pháp hóa dưới hình thức tu nghiệp sinh_nghĩa là vừa làm vừa được đào tạo tiếp tục về trình độ chuyên môn kỹ thuật

3. Các hình thức xuất khẩu lao động

Hình thức xuất khẩu lao động : là cách thức thực hiện việc đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài do nhà nước qui định
Ở Việt Nam cho đến nay tồn tại các hình thức sau:
–  Cung ứng lao động ra nước ngoài :
Nội dung : Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động sẽ tuyển lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo các hợp đồng cung ứng lao động.
Đặc điểm :
+ Các doanh nghiệp tự mình đảm nhiệm tất cả các khâu từ tuyển chọn đến đào tạo, đưa đi và quản lý người lao động ở nước ngoài
+ Các yêu cầu về tổ chức lao động do phía nước tiếp nhận đặt ra
+ Quan hệ lao động được điều chỉnh bởi pháp luật của nước tiếp nhận
+ Quá trình làm việc là ở nước ngoài, người lao động chịu sự quản lý trực tiếp của người sử dụng lao động nước ngoài
+ Quyền và nghĩa vụ của người lao động do phía nước ngoài bảo đảm.
– Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhận thầu, khoán công trình ở nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài.
Nội dung : Các doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận khoán công trình ở nước ngoài hoặc đầu tư dưới hình thức liên doanh, liên kết chia sản phẩm hoặc các hình thức đầu tư khác. Hình thức này chưa phổ biến nhưng sẽ phát triển trong tương lai cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Đặc điểm :
+ Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam sẽ tuyển chọn lao động Việt Nam nhằm thực hiện các hợp đồng kinh tế, liên doanh, liên kết giữa Việt Nam và nước ngoài
+ Các yêu cầu về tổ chức lao động, điều kiện lao động do doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam đặt ra
+ Doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam trực tiếp đưa lao động sang nước ngoài, quản lý, đảm bảo quyền lwoji và nghĩa vụ cho lao động tại nước ngoài. Vì vậy quan hệ lao động tương đối ổn định
+ Cả người sử dụng lao động Việt Nam và lao động Việt Nam đều phải tuân theo pháp luật nước nhập khẩu lao động
+ Lao động cũng cần có trình độ học vấn, ngoại ngữ tốt, giao tiếp xã hội rộng, tìm hiểu rõ các thông tin về đối tác.
#luan_van_viet, #luận_văn_việt

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Khái niệm, đặc điểm và yêu cầu của quyết định quản trị

Mô hình hành vi người tiêu dùng của Philip Kotler

Các mẫu lời cảm ơn trong đề tài nghiên cứu khoa học tại Luận Văn Việt