Tìm hiểu khái niệm và các cách phân loại doanh thu tại Luận Văn Việt

Luận Văn Việt chuyên dịch vụ làm đồ án thuê tại Hà Nội xin chia sẻ bài viết về khái niệm và các cách phân loại doanh thu

1. Khái niệm doanh thu

Khái niệm về doanh thu theo chuẩn mực VAS 01 “Doanh thu và thu nhập khác là tổng giá trị các lợi ích kinh tế của doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản vốn của cổ đông hoặc chủ sử hữu”.
Doanh thu bán hàng (bao gồm doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa) và cung cấp dịch vụ là giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, cung cấp lao vụ dịch vụ của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Khái niệm và các cách phân loại doanh thuKhái niệm và các cách phân loại doanh thu
Hiện tại, chúng tôi đang cung cấp dịch vụ viết tiểu luận, khóa luận tốt nghiệp, đồ án tốt nghiệp, dịch vụ chạy SPSS,… chuyên nghiệp nhất thị trường. Nếu bạn không có thời gian hoàn thành bài luận, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nhé!
Doanh thu thuần được xác định bằng tổng doanh thu sau khi trừ đi các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và doanh thu hàng đã bán bị trả lại.
Doanh thu là phần giá trị mà công ty thu được trong quá trình hoạt động kinh doanh bằng việc bán sản phẩm hàng hóa của mình. Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị ở một thời điểm cần phân tích. Thông qua nó chúng ta có thể đánh giá được hiện trạng của doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không. Doanh thu của doanh nghiệp được tạo ra từ các hoạt động:
– Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính
– Doanh thu từ hoạt động tài chính
– Doanh thu từ hoạt động bất thường
Doanh thu ròng là gì?
Doanh thu ròng hay còn gọi là doanh thu thuần là chỉ tiêu kết quả kinh doanh quan trọng đầu tiên của một doanh nghiệp. Trong hạch toán kế toán, doanh thu ròng được tính bằng cách lấy tổng doanh thu trừ đi các khoản khấu trừ
như hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, chiết khấu bán hàng.
Doanh thu bán hàng chứng minh thế đứng, qui mô hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường. Doanh thu tăng nghĩa là sản phẩm, hàng hóa của đơn vị ngày càng được nhiều người tín nhiệm. Doanh thu phụ thuộc vào khối lượng và giá cả hàng hóa.

2. Phân loại doanh thu

Theo chuẩn mực kế toán số 14 thì các loại doanh thu được phân loại như sau:
Phân loại doanh thu theo nội dung, doanh thu bao gồm:
– Doanh thu bán hàng: Là doanh thu bán sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra, bán hàng hóa mua vào và bán bất động sản đầu tư.
– Doanh thu cung cấp dịch vụ: Là doanh thu thực hiện công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng trong một hay nhiều kỳ kế toán như cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, cho thuê tài sản cố định theo phương thức cho thuê hoạt động…
– Doanh thu bán hàng nội bộ: Là doanh thu của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ doanh nghiệp, là lợi ích kinh tế thu được từ việc bán hàng hóa, sản phẩm, cung cấp dịch vụ nội bộ giũa các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc trong cùng một công ty, tổng công ty tính theo giá bán nội bộ.
– Doanh thu hoạt động tài chính: Là doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức,lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.
Ngoài ra còn có các khoản giảm trừ doanh thu, bao gồm:
– Chiết khấu thương mại: Là khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ với khối lượng lớn và theo thỏa thuận bên bán sẽ dành cho bên mua một khoản chiết khấu thương mại (đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng)
– Hàng bán bị trả lại: Là giá trị số sản phẩm, hàng hóa bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân như vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách.
– Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh, là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hóa kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định hợp đồng kinh tế.
Ngoài ra tùy theo từng doanh nghiệp cụ thể mà doanh thu có thể phân chia theo mặt hàng tiêu thụ, theo nơi tiêu thụ, theo số lượng tiêu thụ (doanh thu bán buôn, doanh thu bán lẻ)…

3. Doanh thu hoạt động tài chính là gì?

Doanh thu từ hoạt động tài chính: là những khoản thu do hoạt động đầu tư tài chính hoặc kinh doanh về vốn đem lại. Doanh thu hoạt động tài chính gồm tiền lãi (lãi cho vay, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, lãi về chuyển nhượng chứng khoán, lãi do bán ngoại tệ), thu nhập từ cho thuê tài sản, cổ tức được hưởng, lợi nhuận được chia từ hoạt động liên doanh, lãi về chuyển nhượng vốn, chênh lệch tăng tỷ giá ngoại tệ và các khoản doanh thu khác (doanh thu nhượng bán bất động sản, giá cho thuê đất).
Doanh thu tài chính bao gồm:
– Tiền lãi: Lãi cho vay, lãi tiền gửi Ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả
góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua
hàng hoá, dịch vụ;. . .
– Cổ tức lợi nhuận được chia;
– Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn;
– Thu nhập về thu hồi hoặc thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu tư
vào công ty liên kết, đầu tư vào công ty con, đầu tư vốn khác;
– Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác;
– Lãi tỷ giá hối đoái;
– Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ;
– Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn;
– Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác

4. Thu nhập khác

Thu nhập khác là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu; bao gồm các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên có thể do chủ quan của doanh nghiệp hay khách quan đưa đến. [ Điều 3. Chuẩn mực kế toán số 14 – “Doanh thu và thu nhập khác]
Thu nhập khác bao gồm:
– Thu về nhượng bán, thanh lý TSCĐ;
– Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng;
– Thu tiền bảo hiểm được bồi thường ;
– Thu được các khoản nợ phải trả không xác định được chủ;
– Các khoản thuế được Ngân sách Nhà Nước hoàn lại;
– Các khoản tiền thưởng của khách hàng;
– Thu nhập do nhận tặng, biếu bằng tiền, hiện vật của tổ chức cá nhân tặng cho doanh nghiệp.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Khái niệm, đặc điểm và yêu cầu của quyết định quản trị

Mô hình hành vi người tiêu dùng của Philip Kotler

Phân biệt bác sĩ chuyên khoa một (BSCKI) và thầy thuốc chuyên khoa 2 (BSCKII)