Quản trị doanh nghiệp và các cấp quản trị doanh nghiệp

1. Cấp quản trị

– Quản trị cấp cao: Quản trị chung tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, người quản trị ở cấp này gọi là nhà quản trị cấp cao nhất.
– Cấp quản trị trung gian (giữa): Là một khái niệm rộng dùng để chỉ những cấp chỉ huy trung gian, đứng trên những nhà quản trị cấp cơ sở và dưới các nhà quản trị cấp cao
– Cấp quản trị cơ sở (thấp nhất): Là những nhà quản trị ở cấp bậc cuối cùng trong hệ thống cấp bậc của quản trị trong cùng tổ chức. Người quản trị cấp này là đốc công, nhóm trưởng, tổ chức trưởng, là những người không còn cấp quản trị nào bên dưới.
Cấp quản trị, lĩnh vực và chức năng quản trị
Tham khảo các bài viết tương tự khác:

– Theo Henry Fayol, có 5 chức năng quản trị:

+ Dự kiến
+ Tổ chức
+ Phối hợp
+ Chỉ huy
+ Kiểm tra

Lĩnh vực quản trị

– Lĩnh vực quản trị là gì?

Lĩnh vực quản trị trong doanh nghiệp được hiểu như là các hoạt động quản trị khi được sắp
xếp trong một bộ phận nào đó.
Số lượng, hình thức tổ chức các lĩnh vực quản trị còn phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp, vào ngành nghề kinh doanh và các yếu tố khác như: : truyền thống quản trị, các yếu tố xã hội và cơ chế kinh tế – kỹ thuật của doanh nghiệp, gắn liền với mỗi quốc gia.

– Các lĩnh vực quản trị trong doanh nghiệp

Các lĩnh vực quản trị trong doanh nghiệp, bao gồm:
+ Lĩnh vực vật tư: phát hiện nhu cầu vật tư, tính toán vật tư tồn kho, mua sắm vật tư, nhập kho và bảo quản, cấp phát vật tư
+ Lĩnh vực sản xuất: bao gồm hoạch định chương trình, xây dựng kế hoạch sản xuất, điều khiển quá trình chế biến, kiểm tra chất lượng,…
+ Lĩnh vực Marketing gồm các nhiệm vụ: thu thập các thông tin về thị trường, hoạch định chính sách sản phẩm, giá cả, phân phối và chính sách hỗ trợ tiêu thụ.
+ Lĩnh vực nhân sự: gồm các nhiệm vụ: lập kế hoạch nhân sự, tuyển dụng nhân sự, bố trí, đánh giá nhân sự, phát triển nhân viên, thù lao…
+ Lĩnh vực tài chính và kế toán:
1, Lĩnh vực tài chính: tạo vốn, quản lý vốn (quản lý sự lưu thông, thanh toán và các quan hệ tín dụng), sử dụng vốn.
2, Lĩnh vực kế toán: kế toán sổ sách, tính toán chi phí – kết quả, xây dựng các bảng cân đối, tính toán lỗ – lãi, các nhiệm vụ khác như: thẩm định kế hoạch, thống kê, kiểm tra việc tính toán, bảo hiểm, thuế.
+ Lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D) gồm các nhiệm vụ: thực hiện các nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, đưa các tiến bộ khoa học vào áp dụng, thẩm định hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật được áp dụng.
+ Lĩnh vực tổ chức và thông tin gồm các nhiệm vụ:
1, Lĩnh vực tổ chức: tổ chức các dự án, phát triển và cải tiến bộ máy tổ chức cho doanh nghiệp, tổ chức tiến trình hoạt động toàn bộ doanh nghiệp.
2, Lĩnh vực thông tin: xây dựng kế hoạch về các thông tin liên quan cho doanh nghiệp, chọn lọc và xử lý các thông tin, kiểm tra và giám sát thông tin.
+ Lĩnh vực hành chính pháp chế và các dịch vụ chung:
1, Thực hiện các mối quan hệ pháp lý trong và ngoài doanh nghiệp.
2, Tổ chức các hoạt động quần chúng trong doanh nghiệp.
3, Các hoạt động hành chính và phúc lợi doanh nghiệp. Sự phân chia trên đây chỉ mang tính khái quát, trên thực tế quản trị, các lĩnh vực tiếp tục được chia nhỏ nữa cho đến các công việc, nhiệm vụ quản trị cụ thể.
Cấp quản trị, lĩnh vực và chức năng quản trị là kiến thức vô cùng quan trọng cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên chuyên ngành quản trị học. Chúc các bạn học tập tốt!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Khái niệm, đặc điểm và yêu cầu của quyết định quản trị

Mô hình hành vi người tiêu dùng của Philip Kotler

Các mẫu lời cảm ơn trong đề tài nghiên cứu khoa học tại Luận Văn Việt